Dịch vụ làm trần thả

Trần thả là gì ? Tìm hiểu về trần thạch cao nổi Chìm nên lựa chọn loại nào tốt nhất hiện nay

Giới thiệu về Trần thả tấm thạch cao 60×60 Khung xương nổi

Chào quý khách.

Mời quý khách cùng thợ trần thạch cao chúng tôi tìm hiểu về cấu trúc của trần thảtrần nổi, những ưu điểm của trần thả – trần nổi, và những nhược điểm của trần thạch cao tấm thả, (trần nổi) cùng định nghĩa trần thạch cao thả.

Mục lục: 

  1. Trần thả – trần nổi là gì?
  2. Ưu nhược điểm của trần thả, trần nổi
  3. Các loại trần thả – trần nổi hiện nay
  4. Trần thạch cao thả tấm phủ PVC
  5. Trần thả tấm sợi khoáng

1. Tìm Hiểu Về Trần nổi hay trần thả là gì:

Trần thả là gì?

Trần thả là trần thạch cao được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Đây là loại trần không để xây dựng vẻ đẹp độc đáo, mà chúng chỉ dùng để che đi các chi tiết kỹ thuật như đường dây điện, ống nước… dưới trần bê tông hoặc dưới mái tôn, mái ngói. Ưu điểm của loại trần này là tiết kiệm, và dễ sửa chữa. Chúng thường được dùng cho những nơi có không gian rộng như hội trường, hành lang, các không gian công sở…

Ưu và nhược điểm:

– Dễ sửa chữa các chi tiết kỹ thuật trên trần cũng như bản thân của trần

– Tính thẩm mỹ không cao

– Trần nổi hay trần thả dùng để nói về đặc tính của loại trần này, nổi ở đây được hiểu là khung nổi, có nghĩa là sau khi hoàn thiện, người ta vẫn nhìn thấy 1 phần của xương trần, hay nói cách khác là tấm trần được gác lên trên khung xương.

– Trần thả để nói đến 1 thao tác điển hình của loại trần này là thả tấm: tức là khi thi công xong phần khung xương, lúc này đã được định hình thành các ô 600x600mm hoặc 600x1200mm lúc này người thợ cầm tấm thạch cao và thả cho tấm nằm ngay ngắn lên trên toàn bộ khung xương và rồi quen gọi là trần thả.

Cấu trúc của khung xương trần thả, trần nổi

Trần nổi hay còn gọi là trần thả thạch cao loại khung xương Hà Nội hoặc khung xương Vĩnh Tường được tạo nên bởi các tấm thạch cao phủ nhựa trắng, kích thước 600x600mm hoặc 600x1200mm. Nhờ các đặc tính ưu việt của các tấm thạch cao mà trần nổi (trần thả) rất phù hợp để làm trần nhà cho chung cư, văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại, sân bay, nhà ga, …

2. Ưu nhược điểm của trần nổi – trần thả

Ưu điểm của trần nổi – trần thả:

– Trần thả, trần nổi chất liệu thạch cao có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy, … đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa, không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do không chứa các thành phần độc hại.

– Khi có sự biến đổi thời tiết , trần nhà không bị co võng sau khi thi công, quá trình thi công không quá cầu kỳ phức tạp. trần nổi hoặc trần thả thạch cao rất tiện trong việc sửa chữa, lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió lên trần. Thêm vào đó, chi phí trọn gói cho một trần là khá rẻ, xem bảng báo giá trần thạch cao.

– Thi công nhanh, gon và đơn giản

– Làm Trần thả, trần nổi có chi phí rẻ là sự ưu tiên lựa chọn của đa số khách hàng hiện nay.

Nhược điểm khi làm Trần nổi – Trần thả:

– Trần nổi (trần thả) có thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn.

– Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian, vì vậy trần nổi (trần thả) it ứng dụng cho không gian nhỏ mà thường được ứng dụng cho các không gian lớn.

3. Các loại trần nổi – trần thả hiện nay

Trên thị trường hiện nay có vô số chủng loại nhãn mác trần thả, trần nổi khác nhau của nhiều công ty khác nhau. Tuy nhiên trần loại này vẫn được chia làm các dạng chính như sau:

3.1. Trần thạch cao thả tấm phủ PVC

Là trần thạch cao sử dụng khung xương nổi đồng bộ của các hãng khác nhau kết hợp với tấm thạch cao được phủ bề mặt bằng tấm PVC có tác dụng chống bám bui, chống bẩn, dai tấm, mặt sau phủ lớp giấy bạc chống được nước mưa dột và phản nhiệt tốt.

Các tấm phủ PVC phổ biến trên thị trường hiện nay là : Tầm Vĩnh Tường, Tấm Star, Tấm Suntex…

Tấm trần thả phủ bạc PVC

3.2. Trần sợi khoáng

Trần sợi khoáng là tổ hợp của tấm sợi khoáng và khung xương trần thả thông thường hoặc khung xương dành riêng cho tấm sợi khoáng (trong một số trường hợp sử dụng tấm gờ nhỏ). Tấm sợi khoáng có trọng lượng nhẹ, xốp mềm, bề mặt được đục lỗ tạo nhám tổng thể vừa có tác dụng tiêu âm, vừa có tác dụng cách nhiệt tốt.

Tấm trần sợi khoáng

Tấm sợi khoáng có mẫu mã đa dạng hơn và thẩm mỹ tốt hơn so với tấm thạch cao phủ PVC vù vậy. giá thành cũng cao hơn. Chính vì vậy, tấm sợi khoáng, trần thạch cao sợi khoáng thường được sử dụng cho các công trình cao cấp hơn so với tấm phủ PVC.

Tấm sợi khoáng phổ biến trên thị trường hiện nay có: Armstrong, Daiken, AMF, USG…

Để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến trần thả – trần nổi, Quý khách vui lòng liên hệ.

Trần thạch cao chìm là gì ?

Thiết kế trần thạch cao chìm được ưu tiên sử dụng trong kiến trúc nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên nhiều gia chủ vẫn đang phân vân trần chìm là gì, chúng có những ưu nhược điểm ra sao cũng như khác gì so với trần nổi hay trần giật cấp…. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại trần thạch cao phổ biến hiện nay.

  • Trần thạch cao chìm là gì ?
  • Cấu tạo của trần thạch cao chìm
  • Ưu và nhược điểm của trần thạch cao chìm
  • Sự khác biệt của trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi
  • Mẫu trần thạch cao chìm đẹp

Trần thạch cao chìm là gì ?

Trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, bạn sẽ không nhìn thấy các khung xương nhìn giống như trần bê tông bình được được sơn tô đẹp mắt.

Trần chìm được thiết kế bao gồm khung xương các tấm thạch cao trong đó khung xương được ghép bằng các khung định hình nhôm kẽm chữ U.  Chúng được kết nối với nhau thành khung xương hoàn chỉnh sau đó người ta treo ghép từng tấm thạch cao bên dưới với nhau

Hay hiểu một cách đơn giản hơn trần thạch cao khung chìm là loại trần nằm bên dưới lớp thạch cao bằng hệ thống khung xương đặc biệt như một trần bê tông mang tinh thẩm mỹ cao.

Cấu tạo của trần thạch cao chìm

  • Thanh chính:  Thanh chịu lực chính được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ
  • Thanh phụ: Thanh được liên kết với thanh chính và tiếp xúc với tấm trần
  • Thanh viền: Thanh được liên kết giữa tường hoặc vách với thanh chính và phụ
  • Tấm thạch cao: Các tấm trần sẽ được liên kết với các thanh chính, phụ và thanh viền tường phủ hệ khung xương tạo thành bề mặt trần.
  • Phụ kiện:  Dùng để liên kết các thanh và tấm trần với nhau tạo thành hệ trần chìm hoàn chỉnh

Ưu và nhược điểm của trần thạch cao chìm

Ưu điểm: 

  • Trần thạch cao chìm có ưu điểm về tính thẩm mỹ cao khi dễ dàng trang trí hoa văn, họa tiết theo sở thích
  • Có thể cắt ghép kết hợp với nhiều loại đèn trang trí khác nhau mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho mỗi căn phòng.
  • Trần chìm tối ưu không gian mang lại cảm giác thông thoáng
  • Trần chìm dễ dàng ứng dụng trong nhiều thiết kế nội thất biệt thự, nhà phố, văn phòng…. khác nhau dù diện tích lớn hay nhỏ thì mẫu trần này cũng rất thích hợp
  • Trọng lượng nhẹ, an toàn cho người sử dụng
  • Cách âm, cách nhiệt tốt hơn trần nổi

Nhược điểm

  • Chi phí lắp đặt trần thạch cao chìm khá cao vì thời gian thiết kế thi công đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, khéo léo và tốn nhiều thời gian hơn.
  • Quá trình sửa chữa hay kiểm tra bất kỹ chi tiết nào cần phải tháo dở toàn bộ trần, việc này tốn khá nhiều công sức và đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao.
  • Rất kỵ nước và ẩm, vì vậy khi tư vấn và thi công, người chịu trách nhiệm phải rất lưu tâm đến các yếu tố ảnh hưởng.
  •  Dễ cong vênh nếu chênh lệch về nhiệt độ hay độ ẩm cục bộ

Trần thạch cao chìm nhiều ưu điểm về thẩm mỹ và theo kinh nghiệm thi công nhà đẹp để đảm bảo quá trình sử dụng được tốt, tránh sửa chữa thì trong quá trình thiết kế thi công cần đảm bảo về chất lượng, hệ thống đèn điện, ống nước đều phải chuẩn hóa để tránh việc tháo sửa chữa.

Sự khác biệt của trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi

Trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi là hai loại trần được ứng dụng khá phổ hiện nay. Tuy nhiên nhiều gia chủ vẫn chưa phân biệt được sự giống nhau và khác nhau của 2 loại trần này như thế nào. Dưới đây là bảng so sánh giúp bạn dễ dàng nhận ra sự khác biệt cũng như ưu và nhược điểm của 2 trần thạch cao chìm và nổi.

Trần thạch cao nổi Trần thạch cao chìm
Khái niệm Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần thạch cao thả được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài.Loại trần này có tác dụng để che đi các khuyết điểm của công trình như các chi tiết kỹ thuật hay nhũng đường dây điện, ống nước….. dưới trần bê tông hoặc mái tôn, mái ngói nhằm tăng thẩm mỹ cho những ngôi nhà. Trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, bạn sẽ không nhìn thấy các khung xương nhìn giống như trần bê tông bình được được sơn tô đẹp mắt.
Cấu tạo Trần nổi được thi công bằng cách thả từ trên xuống những tấm thạch cao được cắt ra có kích thước bằng khung định hình chữ LThiết kế khung định hình chữ L có thể bằng nhôm hay kẽm, nếu bằng nhôm sáng bóng thì không cần dán chỉ trang trí bên dưới che nhưng nếu là khung nhôm kẽm thì cần dáng chỉ trang trí. Trần chìm được thiết kế bao gồm khung xương các tấm thạch cao trong đó khung xương được ghép bằng các khung định hình nhôm kẽm chữ U.Chúng được kết nối với nhàu thành khung xương hoàn chỉnh sau đó người ta treo ghép từng tấm thạch cao bên dưới với nhau

 

Ưu điểm Quá trình thi công nhanh chóng tiết kiệm được thời gianThi công trần thả, trần nổi thường có chi phí rẻ

Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa, khi xảy ra sự cố, bạn chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng ra và thay bằng tấm mới một cách thuận tiện.

Thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần, việc thay thế lắp đặt từ đó trở nên dễ dàng hơn.

Được ứng dụng nhiều trong những văn phòng, nhà xưởng, bệnh viện quy mô lớn

Trần thạch cao chìm có ưu điểm về tính thẩm mỹ cao khi dễ dàng trang trí hoa văn, họa tiết theo sở thíchTrần chìm tối ưu không gian mang lại cảm giác thông thoáng

Trọng lượng nhẹ, an toàn cho người sử dụng

Cách âm cách nhiệt tốt hơn trần nổi

Ứng dụng nhiều trong nhà ở như phòng khách, phòng ngủ..

Nhược điểm  Mẫu mã kém đa dạngCác mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian vì thế gây cảm giác chật chội, phù hợp với văn phòng, nhà xưởng lớn

Tính thẩm mỹ không cao

Chi phí lắp đặt caoQuá trình thi công tốn nhiều thời gian, cần sự khéo léo

Quá trình sửa chữa hay kiểm tra bất kỹ chi tiết nào cần phải tháo dở toàn bộ trần, việc này tốn khá nhiều công sức và đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao.

Mẫu trần thạch cao chìm đẹp

Trần thạch cao chìm có nhiều ưu điểm về thẩm mỹ nên được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất nhà ở. Hãy cùng chiêm ngưỡng một vài mẫu thiết kế trần chìm dưới đây để hiểu hơn về loại trần thạch cao này cũng như có thêm ý tưởng mới cho ngôi nhà tương lai của mình nhé !

 

Các tìm kiếm liên quan đến trần thả
Giá la phông trần thả
Mẫu tấm trần thả Vĩnh Tường
Mẫu la phông trần thả
Báo giá trần thả
Vật tư trần thả
La phông trần thả
Khung xương trần thả
Giá khung xương trần thả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!